Chính sách chất lượng sản phẩm

Chính sách chất lượng sản phẩm

Chính sách chất lượng sản phẩm

Chính sách chất lượng sản phẩm

Vhoney - Thương hiệu mật ong Việt xuất khẩu ngoài nước.

Vhoney - Thương hiệu mật ong Việt xuất khẩu ngoài nước.
Vhoney - Thương hiệu mật ong Việt xuất khẩu ngoài nước.

#1. Lưu Ý Chung Khi Sử Dụng Mật Ong:

- Nếu bạn có tiền sử dị ứng với Ong và các sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, keo ong hay sữa ong chúa thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nha

- Một số sản phẩm không dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

- Một số sản phẩm có ghi rõ. “ Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

- Phụ nữ có thai hãy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm để có cách sử dụng hiệu quả nhất.

- Không dùng Nấm Trùng Thảo trong trường hợp bệnh nhân có vết thương hở đang chảy máu hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

- Nhiệt độ thích hợp nhất để pha mật ong là khoảng 35°C đến 40°C. Tránh đổ trực tiếp nước nóng vào mật ong, 

- Mật có thể kết tinh trong điều kiện lạnh, ngâm nước ấm từ 50-60℃  mật sẽ tan.

- Tùy theo loại mật ong và công nghệ sản xuất có hạn sử dụng  từ 1 – 3 năm. Tuy nhiên, Nên sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp bảo quản nhiệt độ thường, 9 tháng bảo quản ngăn mát tủ lạnh.

Và các khuyến cáo khác ghi rõ trên bao bì sản phẩm.


 

#2. Thay đổi tự nhiên của sản phẩm

BẠN CÓ BIẾT: Sản phẩm Mật ong sẽ có sự thay đổi tự nhiên trong quá trình bảo quản? Tuy nhiên nó KHÔNG thể hiện sản phẩm bị hư hỏng. 

Dưới đây là 3 dấu hiệu thường thấy ở Mật ong và làm nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn trong quá trình sử dụng

2.1. Màu sắc:

Tại sao mật ong của tôi lại có màu khác với mật ong của bạn?

Màu sắc của các loại mật ong là khác nhau và nó phụ thuộc vào nguồn gốc của của phấn hoa mà ong lấy mật

Ví dụ: Mật ong lá Keo có màu tối , tốc độ xuống màu nhanh. Trong khi đó mật ong hoa Vải có màu sáng, tốc độ xuống màu chậm. Mật ong lá Keo khi mới thu hoạch có độ màu tối hơn so với mật ong hoa Vải thu hoạch được 1 năm, đó là đặc tính tự nhiên của các loại mật ong này.

Dù cùng một loại cây lấy mật nhưng với thời điểm thu hoạch, khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau thì độ đậm nhạt của mật ong cũng khác nhau. 

Tuy nhiên, nếu màu mật ong tối do để quá lâu: Các chất không tốt như HMF, Glycerol,… sẽ tăng dần theo thời gian do nhiệt độ nắng nóng như ở Việt Nam.

 

Mật ong có hạn sử dụng hay không? 

Trên lý thuyết, mật ong không hư và có thể dùng lâu nếu chất lượng mật tốt, tuy nhiên VHOENY khuyên nên sử dụng một hũ mật ong không quá 2 năm cho các loại mật, sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp bảo quản nhiệt độ thường, 9 tháng bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Mùi vị sẽ thơm ngon và chất lượng mật ong sẽ tốt nhất ở năm đầu tiên thu hoạch.

2.2. Đóng đường, kết tinh:

Mật ong của tôi bị đóng đường là do đâu? Đó có phải là dấu hiệu của hư hỏng?

Mật ong là một trong những thực phẩm duy nhất không bao giờ hư hỏng. Nó sẽ không bị thối hoặc lên men khi được bảo quản trong điều kiện bình thường nhưng có thể kết tinh theo thời gian.

Ngoài ra mật ong thô chưa được lọc qua máy, có lẫn nhiều hạt phấn hoa, sáp ong sẽ bị kết tinh nhanh hơn.

Nhiệt độ, độ ẩm và dụng cụ bảo quản cũng ảnh hưởng tới quá trình mật ong kết tinh:

- Nhiệt độ dưới 10 độ C là rất lý tưởng cho sự làm chậm quá trình kết tinh của mật ong

- Nhiệt độ 10 – 21 độ C là nhiệt độ có lợi cho quá trình kết tinh (Vì vậy, mật ong để vào mùa đông hay trong ngăn mát tủ lạnh thường hay kết tinh).

- Nhiệt độ 21 – 26 độ C làm chậm quá trình kết tinh mật ong. Đây là nhiệt độ lý tưởng nhất để bảo quản mật ong.

- Nhiệt độ trên 27 độ C có thể ngăn chặn được quá trình kết tinh nhưng sẽ làm mật ong nhanh hỏng.

Gần như không thể dự đoán được khi nào mật ong sẽ đóng đường. Thời gian và tỷ lệ kết tinh của mật ong phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nhiệt độ bảo quản, dụng cụ bảo quản, tỷ lệ đường trong mật ong và các thành phần của mật ong.

 

Tôi phải làm gì khi mật ong bị kết tinh?

Khi xảy ra hiện tượng trên, khách hàng chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản như sau: cho mật ong vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và ngâm nước ấm từ 50-60℃ mật sẽ tan.

 

2.3. Mật ong sủi bọt:

Hiện tượng sủi bọt ở mật ong có gây ảnh hưởng gì đến chất lượng mật không?

Hiện tượng này xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân nhưng chúng không gây hại và không sản sinh ra những chất độc cho cơ thể con người. Bạn chỉ cần lưu ý cách để loại bỏ và hạn chế hiện tượng này thôi nhé

Mật ong nổi bọt trắng là do nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau:

- Do quá trình vận chuyển: thành phần bên trong mật ong bao gồm nhiều chất enzyme, protein hay acid amin tạo độ kết dính cao và có khả năng sản sinh ra bọt khí. Trong quá trình vận chuyển, dưới tác động của ngoại lực rung, lắc, xóc làm cho các lớp bọt khí tích tụ ở phía trên chai mật ong.

- Do loại hoa ong hút mật:  Mỗi loại hoa thường sẽ có đặc điểm cũng như là thành phần dinh dưỡng khác nhau nên cũng tạo ra độ khác biệt ở khả năng tạo bọt khí.

Ví dụ: Mật hoa nhãn và hoa chôm chôm sẽ rất nhiều bọt, nhưng ngược lại, mật hoa cafe hoặc mật hoa cao su lại tạo ra rất ít bọt.

- Do nhiệt độ cao: Vào những ngày thời tiết thay đổi bất thường làm cho nhiệt độ giữa môi trường ở ngoài và môi trường mật có sự chênh lệch lớn, từ đó làm cho mật ong sủi bọt nhiều hơn thậm chí còn có thể gây bung nắp chai. Ngoài ra khi nhiệt độ cao, phấn hoa trong mật sẽ lên men tạo khí gas và khí gas này gặp môi trường kín, áp suất thay đổi cũng sẽ dễ dàng gây ra hiện tượng sủi bọt.

- Do lượng nước trong mật ong cao hơn mức trung bình: Thông thường hàm lượng nước trong mật ong dao động trung bình từ 16→ 22% , nếu dưới 19% thì mật ong sẽ không bị lên men và có thể bảo quản lâu. Tuy nhiên nếu vượt qua mức nêu trên, mật ong sẽ bị loãng, lúc này các phân tử hóa học sẽ ngậm nước làm tăng khả năng dao động giữa các phân tử khi gặp tác động ngoại lực. Các phân tử này càng dao động nhiều sẽ càng sinh ra bọt.

- Mật vừa thu hoạch chưa qua xử lý công nghiệp và phụ thuộc vào độ già của mật.

Tuy nhiên VHONEYcam kết chất lượng mật ong thu hoạch đúng độ chín và trải qua quy trình sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn. Do đó, khi mật ong có xảy ra sủi bọt là do các yếu tố tự nhiên.

 

Tôi phải làm như thế nào khi mật ong bị sủi bọt?

Khi xảy ra hiện tượng trên, khách hàng chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản như sau:

- Tự để mật tan bọt và lắng xuống ở vị trí cố định.

- Cho mật vào ngăn mát tủ lạnh 1 lúc để nhiệt độ của mật ong giảm xuống, sau đó đợi hết bọt. Tuy nhiên, nên hạn chế để mật ong trong tủ lạnh quá lâu vì như vậy sẽ làm mật kết tinh hay đóng đường gây khó khăn trong quá trình sử dụng.

 

Cách hạn chế mật ong bị sủi bọt:

- Tránh hiện tượng rung lắc hoặc di chuyển mật ong quá nhiều.

- Tránh việc vặn nắp chai/ lọ đựng mật ong quá chặt (nhưng vẫn phải đủ kín) để bọt khí có thể thoát ra ngoài.

- Thường xuyên mở nắp chai để xì bớt khí gas trong chai mật.

- Khi rót mật vào chai, khách hàng cũng không nên rót quá đầy dẫn đến trường hợp khi vận chuyển chai mật bị lắc mạnh, nếu vào mùa hạ nắng nóng, bọt khí trong chai sẽ tăng lên có thể làm bung nắp chai mật.

- Bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ ổn định (khoảng từ 21 đến 26 độ C), tránh ánh nắng mặt trời và nơi có nhiệt độ cao.

- Nếu thời tiết quá nóng, có thể cho hũ đựng mật ong vào tầng mát tủ lạnh (lưu ý là nhiệt độ phải trên 20 độ C và chỉ bỏ mật ong vào tủ lạnh vào những thời điểm nóng nhất trong ngày như buổi trưa, tránh để lâu làm mật ong bị kết tinh).

Đối tác

messenger zalo