TẠI SAO MẬT ONG NGUYÊN CHẤT VẪN BỊ KẾT TINH - ĐÓNG ĐƯỜNG

TẠI SAO MẬT ONG NGUYÊN CHẤT VẪN BỊ KẾT TINH - ĐÓNG ĐƯỜNG

TẠI SAO MẬT ONG NGUYÊN CHẤT VẪN BỊ KẾT TINH - ĐÓNG ĐƯỜNG

TẠI SAO MẬT ONG NGUYÊN CHẤT VẪN BỊ KẾT TINH - ĐÓNG ĐƯỜNG

Vhoney - Thương hiệu mật ong Việt xuất khẩu ngoài nước.

Vhoney - Thương hiệu mật ong Việt xuất khẩu ngoài nước.
Vhoney - Thương hiệu mật ong Việt xuất khẩu ngoài nước.

Mật ong đóng đường (Kết tinh) là hiện tượng chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt (bao gồm cả hạt mịn và hạt to/thô). Đầu tiên chúng kết tinh ở dạng mịn, sau đó chuyển sang kết tinh dạng hạt. Kết tinh có nhiều hình dạng khác nhau (kết tinh dưới đáy chai, hoặc miệng chai, hoặc cả phần đáy & phần chai). Mỗi loại mật ong khi bị kết tinh có hình dạng khác nhau, ví dụ như Mật Cúc Quỳ, Mật Cao Su…khi kết tinh có hạt to. Mật Ong Rừng, Cỏ Lào…có hạt kết tinh dạng nhỏ trung bình hoặc mịn như phù sa.

 

- Mật ong nào DỄ bị kết tinh?

Hầu hết mật ong rừng đều bị đóng đường, đặc biệt là mật được khai thác từ tháng 3 đến tháng 5 càng dễ đóng đường khi gặp thời tiết lạnh.

Đối với mật ong rừng cuối mùa, tức là những tổ ong già, ong đã ăn gần hết mật, chỉ còn sót lại 1 ít, hoặc mật khai thác cuối mùa tháng 6. Mật có màu đen sậm, mùi hơi hắc thì rất khó bị đóng đường (kết tinh), rất khó chứ không phải không thể. Khi gặp thời tiết quá lạnh, hoặc để lâu từ 2 đến 3 năm, mật ong rừng cuối mùa vẫn bị kết tinh, đóng đường bình thường.

 

- Mật ong nào KHÔNG bị kết tinh?

Những loại mật ong không kết tinh hoặc châm kết tinh là do hàm lượng đường Fructose có trong mật cao. Những loại mật ong này thường có độ ngọt sắc hơn! Vì độ ngọt của đường Fructose là cao nhất (độ ngọt của saccarozơ - Sucrose) bằng 1, của Glucose là 0,6 còn của Fructose là 1,5).

Những loại mật không bị kết tinh có thể kể đến như mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong hoa tràm….Và mật ong đã qua xử lý công nghiệp không thể kết tinh.

 

Cách xử lý mật ong bị kết tinh - đóng đường:

a. Để xử lý mật ong bị kết tinh, bạn cần chuẩn bị các thứ sau:

- Nước nóng khoảng 70 độ C

- 1 cái thau

b. Thực hiện

- Nếu Mật bị kết tinh dưới đáy chai: Các anh chị hãy cho chai mật ong đã bị đóng đường (kết tinh) ấy vào trong chậu, đổ nước ngập phần mật bị kết tinh.

- Nếu Mật bị kết tinh ở giữa, ở miệng, hoặc toàn bộ chai: Đặt chai mật nằm ngang trong chậu, chú ý vặn chặt nắp. Đổ nước ngập chai. Thi thoảng xoay đều cho hơi nóng lan tỏa đều trong chai mật.

 

* Kết luận: Mật Ong nếu bị kết tinh, hay đóng đường là phản ứng hóa học tự nhiên của Mật. Đây chính là 1 trong những đặc điểm để nhận biết mật ong thô, tươi và nguyên chất. Các anh chị đừng lo lắng khi nghĩ rằng mật ong bị đóng đường là mật ong dởm, bởi chính phương Tây, nơi nền khoa học phát triển hơn rất nhiều họ cũng khuyên rằng, mật ong bị kết tinh (Crystallized Honey) mới chứng tỏ là mật ong tốt.

Việc mật bị kết tinh chỉ gây khó khăn cho chúng ta khi sử dụng vì truyền thống đựng mật ong của nước ta là đựng trong chai lọ, có miệng bé, rất khó lấy ra nếu mật bị kết tinh

----

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NMK

Địa Chỉ: 326/1 Hương lộ 80, Q.Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn: 0909.061.075 zalo, 093.8484.784

#matongrung, #matongMuCangChai, #matongLoaiDacBiet, #matongKhoai

 

 

Đối tác

messenger zalo