Các yếu tổ ảnh hưởng sự kết tinh của mật ong

Các yếu tổ ảnh hưởng sự kết tinh của mật ong

Các yếu tổ ảnh hưởng sự kết tinh của mật ong

Các yếu tổ ảnh hưởng sự kết tinh của mật ong

Vhoney - Thương hiệu mật ong Việt xuất khẩu ngoài nước.

Vhoney - Thương hiệu mật ong Việt xuất khẩu ngoài nước.
Vhoney - Thương hiệu mật ong Việt xuất khẩu ngoài nước.

Trên thực tế, không phải loại mật ong nào cũng kết tinh. Và không phải lúc nào mật cũng có thể kết tinh.

Bởi thời gian, tốc độ và khả năng kết tinh của mật phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cụ thể:

 

 

1. Nhiệt độ (yếu tố quan trọng nhất)
Dưới 10 độ C: Nhiệt độ này làm chậm quá trình kết tinh, mật chỉ dặc và dẻo lại.
Từ 10 đến 20 độ C: Ở nhiệt độ này, mật rất dễ và nhanh bị kết tinh.
Từ 21 đến 26 độ C: Đây là nhiệt độ lý tưởng để bảo quản mật ong, do đó mật sẽ KHÓ bị kết tinh.
Trên 27 độ C: Mật KHÔNG bị kết tinh, tuy nhiên bảo quản mật ở nhiệt độ sẽ nhanh chóng làm hỏng mật và khi sử dụng rất nguy hiểm tới sức khỏe.
Từ 10 đến 20 độ C là nhiệt độ phổ biến trong mùa đông của miền Bắc.

Đây là lý do tại sao người tiêu dùng ở miền Trung và miền Nam ít gặp mật ong kết tinh (thường nhiệt độ ở đây hầu như cao quanh năm và hiếm khi nhiệt độ thấp dưới 20 độ C).

2. Tạp chất lẫn trong mật ong thô
Mật ong thô (mật rừng nguyên chất, mật còn nguyên sáp) thường có lẫn phấn hoa, sáp ong, con ong, cánh ong,… Đây đều là các chất kết dính (xúc tác) thúc đẩy quá trình kết tinh của mật.

- Mật ong thô còn lẫn tập chất
Mật ong nếu đã qua xử lý hóa học (có thêm 1 số chất phụ gia) thì sẽ KHÔNG kết tinh.

3. Tỷ lệ nước trong mật ong
Nước trong mật ong chiếm tỉ lệ rất ít. Hàm lượng nước càng thấp, mật càng đặc, dễ kết tinh hơn và ngược lại.

Đối với mật ong đã qua xử lý công nghiệp để loại bỏ tạp chất và được tách nước chỉ còn thành phần chủ yếu là thành phần đường vốn có của mật ong nguyên chất nên càng dễ kết tinh.

4. Tỷ lệ đường glucose so với fructose trong mật hay nguồn mật ong
Như tôi đã giải thích ở trên, glucose chính là yếu tố CHÍNH tạo ra sự kết tinh ở mật ong.

Thông thường tỉ lệ glucose/fructose trong mật ong không thể lớn hơn 1. Điều này có nghĩa hàm lượng glucose sẽ luôn thấp hơn hàm lượng fructose.

Nếu tỉ lệ này càng xấp xỉ bằng 1 thì tức là hàm lượng glucose trog mật càng lớn, mật ong kết tinh càng nhanh và ngược lại.

Ngoài ra, nguồn mật khác nhau cũng sẽ cho hàm lượng glucose khác nhau, loại hoa có hàm lượng glucose cao thì càng dễ kết tinh.

Ví dụ: Mật hoa vải, nhãn, cà phê, hoa tràm hầu như KHÔNG bị kết tinh. Lý do là bởi hàm lượng fructose trong các loại mật này cao, đồng thời cũng làm chúng thường độ ngọt sắc hơn các loại mật khác.  
Mật hoa cúc quỳ, hoa cỏ lào, hoa cao su, hoa bạc hà, mật rừng đầu mùa lại RẤT DỄ bị kết tinh nếu gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, tạp chất lẫn trong mật,…
Trường hợp đặc biệt: mật ong rừng cuối mùa (vào khoảng tháng 6) RẤT KHÓ bị kết tinh do ong đã ăn gần hết mật, chỉ còn sót lại 1 ít có màu đen.

5. Thùng, chai, lọ chứa mật
Các chai, lọ, hũ đã đựng mật ong kết tinh trước đây nếu rửa không sạch thì vẫn còn một số mầm kết tinh.

Nên khi dùng chúng để chứa mật mới sẽ làm mật ong bị kết tinh thậm chí kể cả các loại mật vốn không bị kết tinh.

----------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NMK
Địa Chỉ: 326/1 Hương lộ 80, P.Bình Hưng Hòa B , Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 0909.061.075
Email: congtynmk@gmail.com
Website: www.vhoney.com.vn

Đối tác

messenger zalo